Bí quyết chăm sóc gà chọi giúp chiến kê cực sung mãn 

0
373

Để chăm sóc gà chọi tốt, chủ hộ nuôi cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu từ việc chọn giống, xây dựng chuồng trại, bổ sung thức ăn và huấn luyện thì gà mới đảm bảo sức khỏe để chiến đấu. 

Lưu ý khi chọn giống gà chọi

Mỗi vùng miền sẽ có cách gọi gà chọi khác nhau. Miền Bắc gọi là gà chọi, miền Trung là gà đá và miền Nam sẽ gọi gà nòi. Gà chọi có 2 giống là gà đòn và gà cựa.

Đặc điểm chung của gà đòn:

  • Cổ không có lông, chân cao
  • Chân nhỏ, cơ thể nhiều gân xương
  • Mắt tinh ranh, không háu ăn

Đặc điểm chung của gà cựa:

  • Ít thịt, cựa dài và nhọn
  • Giống gà cựa ở miền Nam có nhiều lông kéo dài hai bên hông nhìn rất đẹp
  • Việc chọn giống gà chọi rất quan trọng. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trưởng thành sau này. Những yêu cầu về ngoại hình và trọng lượng cơ thể thường là yếu tố hàng đầu khi chọn giống. 

Đặc điểm của gà cựa 

Cách chọn con để giống

  • Con trống: Khỏe mạnh, trọng lượng lớn, sức bền cao, dáng đẹp
  • Chọn giống gà mái có ảnh hưởng đến chất lượng của gà chọi. Nên ưu tiên những con có kích thước nhỏ (đầu nhỏ, cổ thon dài; ngực nở, cân bằng, cánh áp chặt vào thân; lông dày và dài, phao câu to. 

Sau khi đã chọn được giống, bạn cần phân chia con trống và con mái. Cách phân biệt như sau:

  • Cách 1: Cầm chân gà lên, nếu thấy đầu gà ngửa hướng lên trên thì là gà trống, còn ngửa ra phía sau là gà mái.
  • Cách 2: Rải tro lên đất để xem dấu chân của chúng. Gà đi qua có dấu chân song song thì là gà mái, dấu chân cong vẹo là gà trống.
  • Cách 3: Xòe cánh gà ra nếu thấy 2 lớp lông thì chắc chắn là gà trống. Còn nếu có một lớp lông thì sẽ là con mái.
  • Cách 4: Hậu môn của gà trống sẽ có gai trồi lên, còn gà mái thì không có.

Cách làm chuồng cho gà đúng tiêu chuẩn

Chuồng gà có nhiều cách xây, bạn có thể tham khảo xem đâu là cách phù hợp với kinh tế và vật nuôi của bạn.

Xây chuồng gà kiểu truyền thống

  • Điều kiện nuôi nhốt của gà đá cần phải rộng rãi, thoáng mát. Tránh nơi ở có không gian chật chội khiến gà muốn đánh nhau. Đây cũng là cách xây chuồng gà phổ biến với mục đích nuôi bán lấy thịt.
  • Hướng Đông Nam là hướng xây chuồng tốt nhất. Mái chuồng cần được lợp theo độ nghiêng để bảo vệ vật nuôi và thoát nước tốt. 
  • Giữa các chuồng được ngăn cách bằng gạch với chiều rộng từ 1 – 1,2m; chiều cao từ 1 – 1,5m.
  • Mặt trước của cửa chuồng nên có song sắt để tránh gió.
  • Bên trong chuồng có rải cát để đảm bảo vệ sinh khi lau dọn và không làm tổn thương đến gà chiến.

Bội nuôi gà

Bội nuôi gà thường làm bằng tre, nứa hoặc sắt với kích thước chỉ đủ cho 1 con. Trong bội được gắn thêm máng thức ăn và nước uống. Mô hình này sẽ phù hợp hơn với số lượng gà ít hoặc diện tích đất nhỏ hẹp.

Lồng úm nuôi gà

Gà chọi con do còn yếu nên cần được nuôi bằng lồng úm. Diện tích lồng có thể chứa được 100 con và phải cách mặt đất tối thiểu 0,5m. Bên trong lồng cần có bóng đèn với công suất khoảng 60W giúp gà sưởi ấm khi trời trở rét. 

Lồng úm cho gà chọi con 

Nguồn thức ăn khi nuôi gà chọi

Thức ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp chiến kê khỏe mạnh, đẹp dáng và nhiều thịt nếu chủ nhân có mục đích nuôi lấy thịt. Một số chủ nuôi cho gà ăn cám công nghiệp sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của chúng. Sức khỏe của gà sẽ trở nên yếu ớt và ít thịt. Do đó, các hộ nuôi nên sử dụng một số loại thức ăn như:

  • Thóc lúa: Nguồn thức ăn quen thuộc giúp gà phát triển thể lực.
  • Rau xanh: Bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp gà tăng khả năng trao đổi chất. Trong đó, rau muống và xà lách là các loại thức ăn tốt cho sức đề kháng và giúp gà hạ thân nhiệt vào những ngày nắng nóng.
  • Các loại rau gia vị: Gừng và tỏi là các loại nguyên liệu có công dụng làm ấm cơ thể gà. Các loại thức ăn này còn giúp bổ sung vitamin nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. 
  • Các loại mồi: Trong mồi chứa nhiều chất đạm giúp gà tăng thể lực và tăng khả năng chịu đòn. Các loại mồi như: Sâu, lươn, tôm tép nhỏ, giun, dế là nguồn thức ăn mang lại sự háu chiến cho gà trong suốt trận đấu.

Thức ăn đủ dinh dưỡng giúp gà khỏe mạnh 

Nước uống cho gà chọi

Nguồn nước cho gà cần đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Nước không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Nên duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 – 28 độ C. 

Cách huấn luyện gà chọi

Chủ nuôi cần cho gà chọi đá thử, nếu thấy con nào thể lực yếu thì nên loại ra. Dưới đây là 3 cách huấn luyện giúp gà chọi tăng khả năng chiến đấu.

Quần sương gà chọi: Nên cho gà hoạt động vào sáng sớm để rèn luyện thể lực.

Xát nghệ: Giã nhỏ nghệ tươi, trộn thêm rượu trắng, nước trà, nước tiểu trẻ em và đắp lên vùng da không có lông. Thực hành đều trong 3 tháng sẽ giúp da gà dày lên và tăng khả năng chịu đòn khi thi đấu.

Dầm cẳng: Nên dầm cẳng cho gà trước 1 tháng khi bắt đầu trận đấu. Công thức dầm cẳng gồm nghệ xay nhuyễn thêm muối ăn và nước tiểu trẻ em.

Cách huấn luyện cho gà chọi trước khi thi đấu 

Trên đây là cách chăm sóc gà chọi giúp gà phát triển sức khỏe và tăng khả năng chiến đấu. Sư kê cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên để giúp chiến kê đá gà cựa dao khỏe mạnh và sung mãn.