Bệnh nấm họng ở gà chọi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

0
352

Đối với những người nuôi gà chọi sẽ cần có một chế độ chăm sóc tốt và am hiểu về các loại bệnh. Một trong số những loại bệnh cần quan tâm đó là bệnh nấm họng ở gà chọi

Mặc dù bệnh này không xuất hiện nhiều, nhưng nếu không biết cách điều trị cũng có thể khiến gây ra thiệt hại và mất sức chiến của gà chọi. Tìm hiểu cặn kẽ hơn những biểu hiện và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và dấu hiệu gà bị bệnh nấm họng

Nguyên nhân khiến gà bị nấm họng là do nấm Candida albicans. Thường sẽ khiến cho gà bị bỏ ăn, ủ rũ và mất sức. Những con vi khuẩn gây hại này sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa rối loạn và gây nên nấm họng. 

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này đó là do:

  • Môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Các dụng cụ ăn uống hàng ngày không đảm bảo
  • Các loại thức ăn đồ uống không hợp vệ sinh

Biểu hiện gà bị nấm họng như sau:

  • Quanh miệng và họng có những nốt màu trắng đục
  • Thực quản bị loét, chảy máu, mảng bám trắng 
  • Thở khò khè và rất hôi
  • Không ăn, mệt mỏi, ủ rũ
  • Khi mổ bụng gà ra sẽ thấy xuất hiện thực quản loét, diều gà hôi, chứa dịch nhầy.

Bệnh nấm họng ở gà có lây nhiễm không?

Bệnh nấm họng là loại bệnh gây truyền nhiễm nhanh ở gà, nhất là ở gà chọi vì chúng thường tiếp xúc gần qua những trận đấu và sử dụng miệng để đấu đối phương. Nếu như không điều trị nhanh và kịp thời có thể sẽ khiến lây lan nhanh ra nhiều và khiến gà không còn đủ sức vào trận chiến đấu. Vì thế các sư kê sở hữu những chú gà chiến nên cẩn trọng và am hiểu nhiều hơn về bệnh này. 

Nên kiểm tra sức khỏe cho gà thường xuyên, tìm hiểu nhiều kiến thức về phòng và điều trị để chủ động hơn trong việc chăm nuôi. 

Một số cách điều trị bệnh nấm họng ở gà

Khi gà chọi bị nấm họng thì sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp dân gian. Cụ thể là một số cách như sau:

Dùng nhựa đu đủ xanh

Đây là cách đơn giản nhưng chỉ nên áp dụng cho số lượng gà chọi ít vì sẽ tốn nhiều thời gian.
Với cách này bạn sẽ lấy một miếng giẻ sạch cạo hết những mảng bám, mủ, các nốt xuất hiện trên miệng và họng của gà. Sau đó dùng mủ đu đủ xanh bôi trực tiếp lên miệng và họng gà từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Thực hiện từ 3 đến 4 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả. 

Dùng rau ngót và thuốc tưa lưỡi

Thuốc tưa lưỡi dành cho trẻ em có thể mua tại các hiệu thuốc. Phương pháp này có tác dụng làm sạch miệng và họng cho gà nhanh chóng. 

Rau ngót cần giã lấy nước và trộn cùng thuốc tưa lưỡi. Lấy khăn sạch thấm hỗn hợp lên vùng miệng và họng cho gà mỗi ngày 2 lần và liên tục trong vòng 5 ngày. Khi thấy không còn xuất hiện các nốt trong miệng thì có thể đã khỏi. 

Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu như tình trạng nấm họng nặng và không điều trị khỏi bằng phương pháp dân gian thì cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Có nhiều loại thuốc đặc trị bệnh nấm họng, ngoài ra cần kết hợp thêm một số loại thuốc bổ sung sức khỏe và sức đề kháng cho gà. 

Bệnh nấm họng cần phải có sự kiên trì trong cách điều trị. Vì đây là khu vực đường ăn nên không thể không tránh khỏi những tác nhân khác gây hại cho gà. Cần có chế độ chăm sóc đảm bảo vệ sinh để hạn chế tính trạng nấm xuất hiện và lây lan. 

Lưu ý gì khi nuôi gà chọi bị bệnh nấm họng

Khi gà chọi bị bệnh nấm họng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, một số vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn gà chọi bị nấm họng, có khẩu phần ăn hợp lý.
  • Lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt 
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thực phẩm chức năng, phơi nắng mỗi ngày. 
  • Quan sát biểu hiện của gà từng ngày 
  • Vệ sinh khu vực sinh sống của gà, chuồng trại cần được bỏ thêm tro, cát và quét dọn thường xuyên.

Bệnh nấm họng ở gà chọi sẽ dễ xuất hiện khi không có chế độ chăm sóc tốt, môi trường sống không đảm bảo. Nếu như càng để tình trạng kéo dài thì càng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gà. 

Trên đây là một số kinh nghiệm kiến thức nuôi gà về điều trị và phòng chống bệnh nấm họng ở gà chọi. Hy vọng đã cung cấp những kiến thức quan trọng giúp bạn giúp những chú gà chiến của mình khỏe mạnh hơn. Đây là một loại bệnh cần kiên trì trong cách chăm sóc vì thế nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, lựa chọn nguồn thức ăn đảm bảo. Chúc bạn có thể sớm điều trị tốt cho những chiến kê của mình.